Với nhiều ưu điểm vượt trội hơn các loại sơn truyền thống thông thường, sơn tĩnh điện ngày càng phổ biến và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, khi nhắc đến công nghệ này thì có rất nhiều người thắc mắc là sơn tĩnh điện có nhanh không? Bài viết hôm nay sẽ làm rõ vấn đề này, cũng như cung cấp thông tin để giúp mọi người hiểu rõ hơn về sơn tĩnh điện.
Sơn tĩnh điện hay còn gọi là bột sơn khô, có thành phần gồm: hợp chất polymer hữu cơ, bột màu, chất làm đều màu, curatives và các chất phụ gia khác. Các chất này sau khi được trộn đều và làm nóng chảy sẽ được làm nguội và nghiền thành bột mịn. Bột sơn sau đi qua súng sơn sẽ tạo thành 1 lớp sơn dẻo dùng để phủ lên các bề mặt sản phẩm kim loại.
Thực chất công nghệ sơn tĩnh điện hoạt động dựa vào nguyên lý tĩnh điện trong Vật lý, sử dụng sự trái dấu điện tích để lớp sơn bám dính tốt trên bề mặt kim loại. Tức là bột sơn sẽ được đun nóng khi đi qua súng sơn sẽ mang điện tích dương, sau đó lớp sơn sẽ phun lên bề mặt kim loại mang điện tích âm. Chính nhờ vào lực hút mạnh mẽ của 2 điện tích trái dấu đã giúp lớp sơn bám chắc vào sản phẩm.
Để đảm bảo sản phẩm gia công sơn tĩnh điện sẽ có chất lượng tối ưu nhất, quy trình phun sơn tĩnh điện cực kỳ nghiêm ngặt. Dưới đây là 4 bước của quy trình phun sơn tĩnh điện:
Trước khi tiến hành phun sơn tĩnh điện cần phải làm sạch bề mặt sản phẩm để đảm bảo sản phẩm không còn gỉ sét, chất bẩn, dầu mỡ và các tạp chất khác. Việc làm sạch bề mặt sản phẩm sẽ giúp lớp sơn bám dính tốt hơn, lên màu chuẩn và đẹp hơn và có tuổi thọ cao hơn.
Việc xử lý bề mặt sản phẩm sẽ được phân thành nhiều nhóm dựa theo chất liệu, màu sắc và đơn hàng, sau đó từng nhóm sẽ được đưa vào lưới thép không gỉ và được nhúng vào các bồn hóa chất. Hệ thống các bể hóa chất bao gồm: bể tẩy dầu mỡ, bể tẩy gỉ sét, bể nước sạch, bể định hình bề mặt, bể photphat hóa bề mặt và bể thụ động hóa sản phẩm. Tùy theo chất liệu sản phẩm mà được nhúng ít nhất từ 2 -3 lần.
Sau khi các sản phẩm được xử lý sạch, sẽ được đưa vào lò sấy khô để làm khô sản phẩm trước khi phun sơn. Hiện nay có rất nhiều cách làm khô, như làm khô bằng quạt, phơi nắng tự nhiên hoặc sử dụng lò sấy khô. Tuy nhiên sử dụng lò sấy khô sẽ giúp sản phẩm được làm khô nhanh chóng hơn, nhiệt độ sấy thích hợp là 120 độ C trong 10 – 15 phút.
Quá trình phun sơn tĩnh điện sẽ được thực hiện trong buồng phun sơn. Việc phun sơn tĩnh điện trong buồng sơn sẽ giúp bột sơn không bay ra không gian bên ngoài, đồng thời giúp thu hồi lượng sơn dư để tái sử dụng.
Khi tiến hành phun sơn tĩnh điện, tay súng sơn phải luôn vuông góc với vật cần sơn, và khoảng cách phù hợp từ súng sơn đến vật cần sơn là 10 -15 cm. Nếu phun sơn thủ công, thợ sơn cần sơn góc cạnh trước, sơn mặt phẳng sau và sơn từ dưới lên trên.
Sau khi sản phẩm được phun sơn cần đưa vào lò sấy khô trước khi đưa vào sử dụng. Nhiệt độ sấy thích hợp khoảng 180 – 200 độ C từ 10 – 20 phút. Trong giai đoạn này cần di chuyển sản phẩm cẩn thận vì lúc này bột sơn chưa hoàn toàn bám chặt vào sản phẩm.
Sơn tĩnh điện có nhanh không là câu hỏi thường gặp khi nói về sơn tĩnh điện. Thời gian gia công sơn tĩnh điện khá nhanh, chỉ mất khoảng 2 giờ từ lúc xử lý sản phẩm đến lúc hoàn thành. Nhưng thực tế thời gian gia công sơn tĩnh điện thông thường mất khoảng 3 ngày tùy theo số lượng, do cần vệ sinh buồng sơn cũng như súng sơn để đổi màu nên rất tốn thời gian.
Bài viết trên đây đã giúp mọi người giải đáp vấn đề sơn tĩnh điện có nhanh không, cũng như cung cấp các thông tin cần thiết về sơn tĩnh điện. Nếu mọi người còn câu hỏi nào khác về sơn tĩnh điện thì có thể liên hệ đến Công ty TNHH Sơn tĩnh điện Hải Thịnh Bình Dương thông qua webiste: daihaithinh.com.vn hoặc hotline: 0975 003 778 để được giải đáp.
Gửi đánh giá của bạn về bài viết: | Gửi đánh giá |
Chia sẻ bài viết: