Công nghiệp phát triển mang lại những công nghệ mới, tiên tiến phục vụ đời sống con người. Những sản phẩm sơn tĩnh điện không còn quá mới mẻ đối với người tiêu dùng. Nhưng không phải ai cũng hiểu về công nghệ sơn tĩnh điện chất lượng xuất khẩu. Cùng tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
Công nghệ sơn tĩnh điện được phát minh bởi TS. Erwin Gemmer vào đầu thập niên 1950. Bạn có thể hiểu đơn giản là sơn bằng việc phủ một lớp chất dẻo lên bề mặt các chi tiết cần che phủ. Có hai loại chất dẻo phổ biến là nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt cứng. Tạo thành hai dạng sơn tĩnh điện là dạng khô và dạng ướt:
Sơn tĩnh điện dạng khô (sơn bột): Dạng phun bột trực tiếp không pha, được ứng dụng cho các sản phẩm bằng kim loại như sắt thép, nhôm, inox,…
Sơn tĩnh điện dạng ướt (sử dụng dung môi): Dạng pha bột với dung môi hoặc nước, được ứng dụng sơn cho các sản phẩm bằng kim loại, nhựa gỗ.
Sơn tĩnh điện chất lượng xuất khẩu hay được dùng là sơn khô vì tính chất phủ ở dạng bột và khi sử dụng nó sẽ được tích một điện tích dương (+) khi đi qua một thiết bị được gọi là súng sơn tĩnh điện, đồng thời vật sơn cũng sẽ được tích một điện tích (-) để tạo ra hiệu ứng giữa bột sơn và vật sơn.
Sơn tĩnh điện chất lượng xuất khẩu sử dụng nguyên lý điện tử để tạo ra sự bám dính cho màng sơn. Nhờ lực hút của các ion điện tích, bột sơn từ từ bám quanh vật liệu sơn. Lớp sơn sẽ được phủ lên trên bề mặt vật liệu bằng súng phun sơn.
Khi bột sơn đi qua súng sẽ được đun nóng và tích điện dương (+) tại đầu kim phun, sau đó đi qua kim phun và di chuyển theo điện trường để đến với vật liệu sơn đã tích điện âm (-). Phương pháp này giúp cho bột sơn được rải đều quanh vật liệu, có thể di chuyển vào hầu hết các bề mặt bị khuất.
Công nghệ sơn tĩnh điện chất lượng xuất khẩu đang ngày càng trở nên phổ biến,được dùng để thay thế những phương pháp sơn khác. Lý do vì sao? Mời bạn cùng tìm câu trả lời ngay sau đây.
Công nghệ sơn hiện đại có hàng loạt ưu điểm nổi bật, không những tiết kiệm kinh tế mà còn thân thiện với môi trường xứng đáng là lựa chọn hàng đầu trong các phương pháp sơn hiện nay.
Trong quá trình sử dụng, phương pháp sơn đã giúp 99% sơn dư được tái sử dụng triệt để. Có thể hiểu rằng bột sơn dư trong quá trình phun sơn được thu hồi và sử dụng lại. Hơn nữa bạn cũng không cần sơn lót nên sơn tĩnh điện chất lượng xuất khẩu giúp tiết kiệm nhiều chi phí và thời gian thi công.
Không những thế thời gian đưa sản phẩm vào sử dụng cũng được rút ngắn lại, chỉ còn khoảng 20 phút bảo dưỡng là có thể sẵn sàng đưa vào hoạt động được ngay. Trong khi các loại sơn thông thường khác phải mất 1 – 2 ngày.
Đặc tính đơn giản, cách sử dụng dễ dàng với quy trình sơn tự động hoá dùng hệ thống phun sơn bằng súng tự động giúp tiết kiệm chi phí nhân công. Bột sơn cũng dễ dàng vệ sinh khi vô tình bám lên người hoặc thiết bị khác trong quá trình thi công mà không cần đến bất cứ loại dung môi nào như đối với sơn nước.
Tác dụng nổi bật của sơn tĩnh điện là để ngăn cản không khí và hơi ẩm tiếp xúc với bề mặt kim loại, hạn chế tình trạng oxy hoá, ăn mòn điện hoá vật sơn. Chất màu ở các lớp sơn được kết hợp lại không chỉ để trang trí mà còn có tác dụng bảo vệ kim loại.
Đặc biệt với phương pháp sơn tĩnh điện chất lượng xuất khẩu sẽ tạo nên những thành phẩm có tuổi thọ lâu dài, độ bóng cao, màu sắc phong phú, không ảnh hưởng bởi các tác nhân hóa học hay thời tiết.
Thành phần chủ yếu bột sơn tĩnh điện là nhựa, bột màu và chất phụ gia không dễ bay hơi trong không khí nên hoàn toàn không ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Khi thao tác sơn, người dùng có thể tránh tiếp xúc trực tiếp với bột sơn bằng các biện pháp phòng hộ lao động đơn giản như sử dụng khẩu trang, gang tay, kính chắn, ….
Bài viết cung cấp những thông tin hữu ích về phương pháp sơn tĩnh điện chất lượng xuất khẩu. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn trang bị thêm nhiều kiến thức về công nghệ sơn tiên tiến này.
Gửi đánh giá của bạn về bài viết: | Gửi đánh giá |
Chia sẻ bài viết: