Được phát minh vào đầu những năm 1950 và trải qua nhiều lần cải tiến, công nghệ sơn tĩnh điện ngày càng trở nên phổ biến và có giá thành rẻ hơn so với trước đây. Nhưng có lẽ vẫn còn một bộ phận người dân chưa nghe đến từ sơn tĩnh điện, cũng như biết được công nghệ này. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho mọi người một số thông tin về công nghệ phun sơn tĩnh điện hiện đại.
Công nghệ sơn tĩnh điện (Electrostatic Power Coating Technology) là một công nghệ phun sơn được áp dụng theo nguyên lý tĩnh điện trong Vật lý. Với mục đích dùng nhựa nhiệt dẻo mang điện tích dương sơn lên các bề mặt kim loại mang điện tích âm, nhờ vào lực hút trái dấu mà lớp sơn bám dính lên sản phẩm rất tốt và lâu bền.
Khác với các loại sơn thông thường, sơn tĩnh điện có thành phần gồm nhựa, bột màu, chất làm đều màu và các chất phụ gia khác. Sau khi được trộn lại và làm nóng chảy, hợp chất này sẽ được làm nguội và nghiền thành bột và đây được gọi là bột sơn tĩnh điện.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bột sơn tĩnh điện, gồm các loại phổ biến như: Gloss, Texture, Matt và Wrinkle. Tất các cả loại này đều có thể sử dụng cho các vật dụng trong nhà và ngoài trời.
Tùy theo đặc tính và chức năng, sơn tĩnh điện được phân ra làm nhiều loại khác nhau.
Sơn tĩnh điện dạng khô: dạng khô là dạng sử dụng bột sơn phun trực tiếp lên bề mặt sản phẩm mà không cần pha với các chất khác.
Sơn tĩnh điện dạng ướt: khác với dạng khô, để có được sơn tĩnh điện dạng ướt người ta sẽ pha bột sơn với các chất khác như dung môi hoặc nước.
Bột sơn Polyeste: với ưu điểm là có khả năng chống chịu ánh mặt trời tốt và có độ bề cao, đây là loại bột sơn được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Bột sơn Epoxy: loại bột sơn này chủ yếu dùng để chống mài mòn, oxy hóa và có khả năng chống va đập cao.
Bột sơn Acrylic: loại bột sơn này chủ yếu dùng để sơn lót, nhằm tạo độ bóng mịn cho bề mặt sản phẩm, đồng thời còn có khả năng kháng hóa chất tốt.
Bột sơn Fluoropolymer: loại bột sơn này thường được sử dụng để sơn các sản phẩm được sử dụng ngoài trời.
Bột sơn Hybrid: đây là loại bột sơn được sử dụng nhiều cho các loại vật liệu kim loại vì nó có chi phí thấp hơn các loại trên.
Để hoàn thành sơn tĩnh điện một sản phẩm thì cần phải trải qua 4 bước. Cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị và xử lý bề mặt sản phẩm trước khi sơn tĩnh điện
Trên bề mặt các vật liệu thường động lại các lớp dầu mỡ, gỉ sét, điều này sẽ làm lớp sơn được phun lên không có tính thẩm mỹ, bóng mịn, cũng như không có độ bám dính cao. Vì vậy trước khi phun sơn tĩnh điện cần phải làm sạch bề mặt các vật liệu.
Bước 2: Sấy khô bề mặt sản phẩm trước khi sơn tĩnh điện
Việc xử lý bề mặt sản phẩm sẽ được tiến hành bằng cách ngâm sản phẩm vào các bể chứa để tẩy rửa. Sau đó sản phẩm sẽ được đẩy vào dây chuyền hệ thống lò sấy để sấy khô sản phẩm.
Bước 3: Phun sơn tĩnh điện
Các sản phẩm sau khi đã chuẩn bị sẵn sàng sẽ được đưa vào buồng phun sơn tĩnh điện, các súng phun sẽ có nhiệm vụ phun sơn lên các bề mặt sản phẩm các che phủ. Màu sơn sẽ được pha sẵn theo tỉ lệ nhất định để đảm bảo màu sơn trên thành phẩm là đẹp nhất.
Bước 4: Sấy khô sản phẩm
Sau khi phun sơn tĩnh điện xong, sản phẩm sẽ được vào lò sấy khoảng 10 – 20 phút để sấy khô sản phẩm. Việc sấy khô này sẽ giúp sơn bám chắc và bền trên bề mặt sản phẩm. Nhiệt độ sấy dao động từ 180 – 200 độ C.
Hy vọng những thông tin được cung cấp trên đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về công nghệ sơn tĩnh điện hiện đại. Nếu bạn có nhu cầu muốn sử dụng công nghệ này, thì hãy liên hệ đến Công ty TNHH Sơn tĩnh điện Đại Hải Thịnh Bình Dương qua web site: daihaithinh.com.vn hoặc hotline: 0976 881 778.
Gửi đánh giá của bạn về bài viết: | Gửi đánh giá |
Chia sẻ bài viết: